Sinh trưởng rừng sau khi gieo 22 tháng tuổi (2/2009-11/2010) 26 

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ (Trang 26 - 44)

2.2.6.1. Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng

Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng sau khi gieo 22 tháng tuổi

Khoảng tin cậy 95% của số T.B Chỉ

tiêu Phương pháp TLS % T.B Sai T.c chung Sai T.c mẫu Cận dưới Cận trên Cây nhỏ nhất Cây lớn nhất XL 1p đem gieo 70 4,43 1,675 0,175 4,08 4,78 1,7 8,8 Không XL đem gieo 50 4,14 1,426 0,159 3,82 4,45 1,7 8,3

Không XL nước; gieo đốt

rác bên trên 80 4,49 1,477 0,145 4,20 4,78 1,8 9,3 XL nứt nanh đem gieo 78 3,91 1,348 0,153 3,61 4,22 1,9 9,2 D1,3 (cm) Trồng cây con có bầu 90 2,83 0,969 0,090 2,65 3,00 1,3 5,6 XL 1p đem gieo 4,36 1,083 0,113 4,13 4,58 2,2 7 Không XL đem gieo 4,44 1,109 0,124 4,20 4,69 1,8 8

Không XL nước; gieo đốt

rác bên trên 4,54 1,087 0,107 4,33 4,75 2,5 9,2 XL nứt nanh đem gieo 4,18 1,196 0,134 3,92 4,44 1 8,4 Hvn (m) Trồng cây con có bầu 3,46 0,7669 0,071 3,32 3,60 2 5,8 XL 1p đem gieo 1,39 0,300 0,031 1,32 1,45 0,7 2 Không XL đem gieo 1,44 0,500 0,055 1,33 1,55 0,1 4,4

Không XL nước; gieo đốt

rác bên trên 1,42 0,365 0,036 1,34 1,49 0,5 4,1 XL nứt nanh đem gieo 1,35 0,604 0,068 1,22 1,49 0,6 5 Hdc (m) Trồng cây con có bầu 1,26 0,232 0,021 1,22 1,30 1 2 XL 1p đem gieo 2,38 0,969 0,101 2,18 2,58 1 8,3 Không XL đem gieo 2,16 0,580 0,064 2,03 2,28 1 3,5

Không XL nước; gieo đốt

rác bên trên 2,26 0,711 0,070 2,12 2,40 1 4,2

XL nứt nanh đem gieo 2,06 0,634 0,071 1,91 2,20 0,9 4,2

Dt (m)

Trồng cây con có bầu 1,51 0,523 0,048 1,41 1,61 0,8 2,5

Theo dõi tăng trưởng sau khi xử lý gieo hạt 22 tháng (2/2009-11/2010), bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng trên cho thấy: sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao, đường kính tán của cây trồng bằng phương pháp trồng cây con có bầu tạo từ vườn ươm luôn có trị số nhỏ hơn cây khi tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng. Nhưng số cây tham gia tính toán (N) của phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu lại lớn hơn chứng tỏ tỷ lệ sống cao hơn và sai tiêu chuẩn chung cũng nhỏ hơn so với tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng, đây cũng là

điểm yếu của phương pháp tra hạt thẳng là sự đồng đều kém hơn so với trồng rừng bằng cây con có bầu. Số liệu được tổng hợp qua kiểm tra thống kê.

2.2.6.2. Sinh trưởng đường kính gốc (D1,3) ở các công thức tra hạt thẳng Bảng 2.10: So sánh sinh trưởng đường kính giữa các phương pháp tạo rừng Bảng 2.10: So sánh sinh trưởng đường kính giữa các phương pháp tạo rừng

trên cùng thí nghiệm tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng

Các nhóm (Tập con) với sai số alpha 5% D1,3 Phương pháp N 1 2 3 Trồng cây con có bầu 116 2,8 XL nứt nanh đem gieo 77 3,9 Không XL đem gieo 80 4,1 4,1 XL 1p đem gieo 91 4,4

Không XL nước; gieo đốt rác bên trên 103 4,5 Duncan(a,b)

Sig, 1,000 0,276 0,103

Ghi chú:

Điều kiện đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữa các tập con: a. Sử dụng mẫu trung hoà, kích thước = 91.232

b. Các kích thước nhóm là khác nhau.

Kiểm tra bằng tiêu chuẩn Duncan trong phần mềm SPSS cho thấy với sai số của alpha 5%, kết quả thí nghiệm các công thức xử lý tạo rừng khác nhau cho sinh trưởng đường kính gốc khác nhau, thể hiện công thức trồng bằng cây con có bầu đường kính nhỏ hơn so với cây tra hạt thẳng. Nhưng tỷ lệ sống khi trồng bằng cây con có bầu đạt > 90%, các công thức tra hạt thẳng có tỷ lệ sống cao nhất cũng chỉ đạt 80%.

2.2.6.3. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các công thức tra hạt thẳng

Cũng như đường kính gốc, sinh trưởng chiều cao cũng có sự khác nhau giữa trồng rừng bằng cây con có bầu và tra hạt thẳng. Chiều cao cây khi tra hạt thẳng thường lớn hơn cây trồng rừng bằng cây con có bầu tạo từ vườn ươm. Điều này

chứng tỏ cây tự mọc và sinh trưởng tại chỗ, ít bị thay đổi bởi vận chuyển đã tạo đà cho cây sinh trưởng ổn định hơn.

Bảng 2.11: So sánh sinh trưởng Hvn (m) giữa các phương pháp trên cùng thí nghiệm 2010 Các nhóm (Tập con) với sai số alpha 5% Hvn Phương pháp N 1 2 3 Trồng cây con có bầu 116 3,47 XL nứt nanh đem gieo 77 4,19 XL 1p đem gieo 91 4,36 4,36 Không XL đem gieo 80 4,45 4,45

Không XL nước; gieo đốt rác bên trên 103 4,55 Duncan(a,b)

Sig, 1,000 0,114 0,261

Ghi chú:

Điều kiện đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữa các tập con: a. Sử dụng mẫu trung hoà, kích thước = 91.662

b. Các kích thước nhóm là khác nhau.

Bảng 21 cho thấy: Cây trồng rừng bằng cây có con bầu có chiều cao thấp hơn (3,47 < 4,19 m). Các công thức cùng tra hạt thẳng tuy nằm trên hai cột (nhóm) nhưng sai khác không rõ rệt. đường kính tán cũng nhỏ hơn cây khi tra hạt thẳng, thể hiện qua bảng sau.

2.2.6.4. Sinh trưởng đường kính tán (m) giữa các công thức tra hạt thẳng

Bảng 22 cho thấy: Sinh trưởng đường kính tán giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt. Trồng bằng cây con có bầu sinh trưởng chậm hơn về đường kính, chiều cao, do vậy tán cũng nhỏ hơn so với cây từ tra hạt thẳng trực tiếp tại rừng (1,51 < 2,06-2,38).

Bảng 2.12: So sánh sinh trưởng đường kính tán giữa các phương pháp trên cùng thí nghiệm 2010 Các nhóm (Tập con) với sai số alpha 5% Dt Phương pháp N 1 2 3 Trồng cây con có bầu 116 1,51 XL nứt nanh đem gieo 77 2,06 Không XL đem gieo 80 2,16

Khong XL nước; gieo đốt rác bên trên 103 2,26 2,26

XL 1phút đem gieo 91 2,38

Duncan(a,b)

Sig, 1,000 0,065 0,239

Ghi chú:

Điều kiện đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữa các tập con: a. Sử dụng mẫu trung hoà, kích thước = 91.351

b. Các kích thước nhóm là khác nhau.

2.2.6.5. Hệ số biến động và chỉ số thân cây các công thức tra hạt thẳng

Bảng 2.13: Hệ số biến động trong đường kính (Wd%), chiều cao (Wh%) và chỉ số thể tích thân cây (Iv) của các phương pháp xử lý hạt khi tạo rừng

D1.3 (cm) Hvn (m) Phương pháp T.B Wd(%) T.B Wh(%) Chỉ số Iv (dm3) XL 1phút đem gieo 4.4 37.8 4.4 24.8 8.6 Không XL đem gieo 4.1 34.5 4.4 24.9 7.6

Không XL nước; gieo đốt rác bên trên 4.5 32.9 4.5 23.9 9.2

XL nứt nanh đem gieo 3.9 34.4 4.2 28.6 6.4

Trồng cây con có bầu (QT) 2.8 34.2 3.5 22.1 2.8

Hệ số biến động trong đường kính lớn hơn trong chiều cao ở các phương pháp tra hạt và trồng rừng bằng cây con có bầu (đường kính: 32,9 – 37,8%; chiều cao: 22,1 – 28,6%). Nhưng biến động trong chiều cao đối với trồng rừng bằng cây con có bầu có sự đồng đều hơn khi tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng (22,1 < 23,9-28,6).

Chỉ số thể tích thân cây được GS.TS Lê Đình Khả xây dựng năm 2003 (Iv = D^2*H) thay cho việc tính, so sánh thể tích thân cây khi rừng trồng đang độ tuổi còn non, chưa xác định được hình số chuẩn.

Khi so sánh sinh trưởng đường kính, chiều cao (Phụ biểu tr38) ta thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm, và sinh trưởng đường kính, chiều cao ở các công thức tạo rừng bằng phương pháp tra hạt trong các năm đầu cây sinh trưởng tốt hơn so với cây trồng bằng cây con có bầu, do vậy trong chỉ số (Iv) thể hiện rất rõ, hai phương pháp này chênh nhau 56 – 67% lần (2,8 so với 6,4 và 8,6).

Điều này phù hợp với ưu điểm của tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng: Tạo rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng thực chất là phương pháp bắt chước quy luật vốn có của tự nhiên, nó vừa mang tính bản năng duy trì nòi giống, vừa mang tính tự nhiên phát tán hạt và tự mọc nên cây mọc được thường rất khoe mạnh, sinh trưởng nhanh bởi cây lớn lên và thích ứng ngay trong điều kiện hoàn cảnh môi trường. Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng rễ không bị ảnh hưởng do tổn thương cơ giới như cây con có bầu.

2.2.6.6. Chất lượng cây trồng thí nghiệm tra hạt thẳng

Bảng 2.14: Cấp sinh trưởng và độ thẳng thân cây trong các công thức xử lý hạt

gieo 22 tháng (2/2009-11/2010)

Cấp sinh trưởng (%) Độ thẳng thân (%) Nguồn hạt

1 2 3 1 2 3 XL 1phút đem gieo 58,5 34,5 6,9 77,8 21,3 0,9

Không XL đem gieo 64,1 28,2 7,8 84,6 15,4 0

Không XL nước sôi; gieo đốt rác bên trên 59,5 36,6 3,9 75,6 23,2 1,2

XL nứt nanh đem gieo 55,7 36,8 7,5 77,9 22,1 0

Trồng cây con có bầu (QT) 67,0 19,4 13,5 85,0 15,0 0

Sau khi gieo 22 tháng, cây sinh trưởng cấp 1 ở các công thức tra hạt thẳng chiếm từ 55,7 đến 64,1%, cấp 2 chiếm từ 28,2 đến 36,8%, cấp 3 từ 3,9 đến 7,8%,

như vậy tổng số cả cấp 1 + cấp 2 chiếm > 92%. Trong khi đó trồng bằng cây con có bầu tổng số cả cấp 1 + cấp 2 chiếm > 86,5% (tỷ lệ cây cấp 3 đã chiếm 13,5%). Độ thẳng thân cây đối với hai phương pháp trồng rừng này độ thẳng cấp 3 hầu như không có (hoặc có không đáng kể). Chủ yếu cây mọc rất thẳng (cấp 1), cấp 2 dao động từ 15 đến 23,2%.

Như vậy, tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cây sinh trưởng rất tốt, chất lượng và độ thẳng thân cây vẫn đảm bảo, tuy nhiên các năm sau cần theo dõi tiếp.

2.2.7. Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010

Năm 2009, đề tài thực hiện cuốc hố như trồng rừng sản xuất: hố cuốc thẳng hàng dọc từ chân lên đỉnh đồi, hàng cách hàng 3 m, hố cánh hố 2,5 m, kích thước hố 40 x 40 x40 cm. Do điều kiện độ dốc lớn > 30o , nên nhiều hố có cây mạ mọc, xong bị đất hố trên xô, vùi lấp xuống hố dưới dẫn đến cây mọc rồi bị chết.

Năm 2010, để khắc phục sự cố trên, đề tài đã tiếp tục thử nghiệm thêm công thức xử lý hạt nứt nanh đem gieo trên hố nông hơn (kích thước 30 x 30 x 30 cm), nhưng lấp hố không đầy, địa điểm thuộc lô 27 – khoảnh 334 cũng tại Hàm Yên, cách lô tra hạt thẳng năm 2009 khoảng 800 m; độ dốc lô > 30o. Cách bố trí hố: các hố trên, dưới được đặt so le kiểu 3 đỉnh của tam giác đều. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với tra hạt trên những hố thẳng hàng từ chân lên đỉnh đồi như năm 2009 (phụ biểu, bảng 2.15). Với 2000 m2, bảng 2.15 cho thấy: Tổng số hố tra hạt có 240, số hố mọc 188, tỷ lệ hố tra hạt thành công chiếm 78,3% và có những hàng chiếm 90% hố mọc. mật độ mọc tương đối đều trên toàn diện tích. Chứng tỏ tra hạt thẳng là thành công đối với khu vực Hàm Yên (Tuyên Quang). Tuy nhiên, để tỷ lệ thành công cao hơn nữa và có điều kiện tỉa thưa nhiều cây, chọn được cây tốt để lại nuôi dưỡng rừng thì khi làm đất tra hạt ta cần sắp xếp xự ly hàng và hố dày hơn so với trồng rừng bằng cây con có

Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Qua hai năm thực hiện (2009-2010), theo dõi sinh trưởng, đề tài đưa ra một số nhận định sau:

Căn cứ vào đặc tính sinh thái của cây Keo tai tượng, đối chiếu với điều kiện tự nhiên, đất đai của khu vực nghiên cứu cho thấy: Tại Hàm Yên (Tuyên Quang) có thể thực hiện thành công khi tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng đối với loài Keo tai tượng.

+ Thời điểm gieo hạt: Thời điểm đầu tháng 3 – 4 dương lịch, vùng trung tâm Bắc Bộ chuẩn bị đón mùa mưa, độ ẩm đất và độ ẩm không khí cao dần, lúc này gieo hạt thành công cao hơn khi gieo vào tháng 2 dương lịch.

+ Với thời điểm gieo hạt trên, khi hạt được xử lý nứt nanh rồi đem gieo, kết quả đề tài thực hiện năm 2009 – 2010 cho thấy tỷ lệ hố cho nảy mầm thành cây đạt từ 73 - 78% trên toàn diện tích. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ thành rừng cao hơn, ta cần thiết kế hố so le kiểu 3 đỉnh của tam giác đều, mật độ hố tra hạt dày hơn so với trồng rừng bằng cây con có bầu, sau tỉa thưa sẽ được mật độ cây/ha như mong muốn.

+ Về sinh trưởng đường kính, chiều cao và chỉ số thể tích thân cây, kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Đường kính cây mọc từ tra hạt thẳng vượt từ 1,4 đến 1,6 lần cây trồng từ cây con có bầu (tương đương với 3,9 đến 4,5 cm so với 2,8 cm).

- Chiều cao cây mọc từ tra hạt thẳng vượt từ 1,2 đến 1,3 lần cây trồng từ cây con có bầu (tương đương với 4,2 đến 4,5 m so với 3,5 m).

- Chỉ số thể tích thân cây mọc từ tra hạt thẳng vượt từ 2,2 đến 3,2 lần cây trồng từ cây con có bầu (tương đương với 6,4 đến 9,2 dm3 so với 2,8 dm3). + Qua tính toán đầu tư bằng phương pháp đơn thuần cho thấy chi phí tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng ở năm thứ nhất chỉ bằng 50% so với trồng rừng bằng cây con có bầu (760.184,0 đồng so với 1.516.648,0 đồng).

3.2. Tồn tại và kiến nghị

Hiện trường cần được tiếp tục theo dõi sinh trưởng và chất lượng của các công thức thí nghiệm này trong vài năm tiếp theo.

Để hoàn thiện hơn, kết luận cho nhiều vùng, thiết nghĩ đề tài cần được nghiên cứu trên quy mô rộng hơn.

Vậy đề tài kính đề nghị Bộ Công thương xem xét, cho đề tài tiếp tục mở rộng địa điểm khác và chăm sóc, bảo vệ, theo dõi sinh trưởng trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy phạm kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Keo (Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai) sau khai thác. (Dự thảo lần 3, sau hội thảo Đại Lải).

2. Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

3. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT 4. Quy trình quy phạm kỹ thuật về chuyển hoá rừng giống QPN16-93

5. A. mangium-xuất xứ nào tốt nhất. TS. Huỳnh Đức Nhân- Nguyễn Quang Đức. Tập san lâm nghiệp 4-1993.

6. Kết quả khảo nghiệm loài, xuất các loài keo. TS. Huỳnh Đức Nhân & Nguyễn Quang Đức, 1995.

7. Thực vật và thực vật đặc sản rừng – Trường ĐH lâm nghiệp 1992 (Lê Mộng Chân).

8. Một số kết quả nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp tại vùng Trung tâm Bắc bộ Việt Nam 1991 – 1994. Trung Tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật lâm nghiệp 1995.

9. Tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy 1989 – 1984 - Trạm nghiên cứu cây có sợi(Tác giả Huỳnh Đức Nhân).

10. Lê đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991. Growth of some Acacia species in Vietnam. Advances in tropical Acacia Research. Proceeding of an international workshop held in Bangkok, Thailand, 11-15 Februar 1991. ACIAR proceedings No. 35, Editor: John Turnbull, pp 173-176.

11. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng – Công ty giống và phục vụ trồng rừng(Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1995).

12. Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam – Tập 1

PH BIU ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ

ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG TẠO RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA HẠT THẲNG ĐỐI VỚI LOÀI KEO TAI TƯỢNG

(Tài liệu dự thảo)

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài nhận thấy: Để thực hiện việc tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng đối với loài Keo tai tượng thành công thì điều kiện cần và đủ trong các bước tiến hành như sau:

™ Điều kiện cần

+ Phi có ngun ht ging có xut x rõ ràng, cht lượng ht tt

-Hạt giống đã được công nhận từ các rừng giống hoặc vườn giống trong nước.

-Hạt phải qua kiểm nghiệm có tỷ lệ nảy mầm > 90%.

+ Phi chđộng được ngun ht vi giá thành không quá cao

Số lượng hạt đem gieo phải chủ động gấp 2-3 lần so với hạt tính cho gieo ươm/ha trồng rừng bằng cây con có bầu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ (Trang 26 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)